1. Thay thế mũ bảo hiểm
* Cho dù mũ bảo hiểm HJC được cấu tạo từ những chất liệu tốt chăng mấy đi nữa thì nó cũng nên được thay thế. Phải thay thế mũ ngay lập tức nếu:
– Mũ bị va đập mạnh. Mũ bảo hiểm chỉ được thiết kế chịu 1 va đập mạnh. Một va đập mạnh có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc vỏ hay độ hấp thụ xung động của xốp mũ mặc dù bạn không thể nhìn thấy.
– Kiểm tra Lớp vỏ mũ, lớp xốp hấp thụ xung động, hệ thống dây quai luôn ở trong tình trạng tốt nhất để đảm bảo khả năng bảo vệ tốt nhất.
Thậm chí mũ chưa bị hư hỏng gì thì nó cũng cần được thay thế sau 1 -3 năm sử dụng tùy thuộc vào tần suất sử dụng mũ. Sử dụng mũ hằng ngày khuyến cáo nên thay mới sau 2 năm. Quá thời hạn sử dụng, tia UV và các thành phần kết dính bị lão hóa sẽ làm mũ bị hư hỏng. Khi đội mũ bị hư hỏng sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương khi bị tai nạn.
2. Sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách
Để giảm nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong, để đề phòng mũ bị hư hỏng:
- Không chỉnh sửa mũ bảo hiểm khi đang chạy. Chỉ được chỉnh sửa mũ khi dừng lại.
- Không đánh rơi mũ bảo hiểm. làm rơi mũ bảo hiểm có thể gây hại đến vỏ mũ hoặc làm hỏng lớp xốp. Hư hỏng có thể không nhìn thấy được. Mũ bảo hiểm chỉ được thiết kế chịu được 1 lần va đập mạnh. Khuyến cáo nên thay mũ bảo hiểm khi mũ bị rơi hoặc va đập mạnh.
- Không đội thêm bất cứ thứ gì giữa mũ bảo hiểm và đầu vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của mũ bảo hiểm.
- Không treo hoặc móc mũ bảo hiểm vào cuống gương, tay nắm, thanh gắn bị yếu vì như vậy có thể gây hư hại đến lớp xốp hoặc lớp vải lót bên trong mũ bảo hiểm.
- Không sử dụng thuốc xịt côn trùng lên mũ vì dung dịch này có thể làm hỏng kính, vỏ mũ, xốp mũ hay các thành phần kết cấu mũ.
- Không để mũ tiếp xúc với xăng dầu hay hơi xăng dầu vì điều này có thể làm hỏng kính, vỏ mũ, xốp mũ hay các thành phần kết cấu mũ.