HJC HELMETS
Mũ bảo hiểm nửa đầu HJC HH 13II
#6 Loại mũ bảo hiểm phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, con người ngày càng đề cao sự an toàn từ đó mũ bảo hiểm ngày càng được phát triển thành nhiều loại khác nhau phù hợp với mục đích với tốc độ khác nhau. Vậy mũ bảo hiểm có những loại nào?

Mũ bảo hiểm được chia ra thành 4 loại chính : Mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm Fullface, Mũ bảo hiểm Open Face, mũ bảo hiểm Offroad, mũ bảo hiểm lật hàm, mũ bảo hiểm xe đạp. Ngoài ra còn có rất nhiều loại mũ bảo hiểm phục vụ cho các bộ môn thể thao khác hay cho các công việc có tính chất nguy hiểm như xây dựng và khai thác. Hãy cùng HJC helmets tìm hiểu ở ngay các mũ bảo hiểm bài viết dưới đây nhé

🔵Mũ Bảo Hiểm nửa đầu

Đây loại mũ bảo hiểm phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Mũ bảo hiểm nửa đầu hay còn có tên gọi khác là mũ bảo hiểm ½ là mũ bảo hiểm che phủ nửa đầu bao gồm phần gáy. Chúng được sử dụng cho xe máy và xe đạp điện với vận tốc trung bình khi tham gia giao thông đường bộ. Ưu điểm của mũ này là khá nhẹ, thoải mái tuy nhiên hiệu quả bảo vệ đầu ở mức thấp, phù hợp đi với tốc độ nhỏ .

Mũ bảo hiểm nửa đầu HJC HH 13II

🔵Mũ bảo hiểm Fullface

Loại mũ này thường có thiết kế chắc chắn, bao phủ toàn bộ phần đầu và cung cấp sự bảo vệ tối đa cho người sử dụng. Mũ bảo hiểm fullface thường được làm từ các vật liệu có độ cứng cao, chịu lực tốt như nhựa ABS, polycarbonate, carbon, sợi thuỷ tinh. Chúng ngày càng được cải tiến hơn như có thêm kính trắng, kính âm, đuôi gió, tai nghe Bluetooth để phù hợp cho người tham gia motor di chuyển với vận tốc lớn lên đến hàng trăm km/h. Ưu điểm của dòng mũ này là có thể bảo vệ tối đa vùng đầu, tránh bụi bẩn, côn trùng nhưng nhược điểm là gây tình trạng mỏi nêu di chuyển dài, nóng bức vào mùa hè.

Mũ bảo hiểm HJC C70

🔵Mũ bảo hiểm ¾ 

Mặc dù mũ bảo hiểm 3/4 có mức độ bảo vệ kém hơn so với mũ fullface, nó cung cấp sự bảo vệ cho phần đầu trán và tai. Những người lựa chọn dòng mũ này là những người muốn cảm giác thoải mái hơn và có thể muốn thưởng ngoạn cảnh quan khi lái xe. Mũ 3/4 thích hợp di chuyển với vận tốc trung bình, di chuyển trong thành phố, nếu sử dụng cho mục đích đi phượt thì di chuyển với tốc độ vừa và nhỏ.

Mũ bảo hiểm 3/4 đẹp

🔵Mũ Bảo Hiểm Offroad  

Mũ bảo hiểm Offroad là dòng mũ bảo hiểm chuyên dụng dành cho các tay đua di chuyển dưới địa hình trắc trở, bùn đất. Thiết kế của nó gần giống một chiếc mũ bảo hiểm Fullface nhưng sẽ được gắn thêm tấm chắn bùn nhô ra khá nhiều về phía trước giúp cho người đội cảm thấy thoải mái hơn.

🔵Mũ Bảo Hiểm lật cằm

Mũ bảo hiểm lật cằm hay còn được gọi là mũ bảo hiểm mở cằm là mũ bảo hiểm có thể lật được hàm lên phía trên. Điều này cho phép người đội dễ dàng lật mặt mũ lên khi cần thiết, chẳng hạn như khi cần nói chuyện, uống nước hoặc hít một hơi khí trong khi dừng lại. Các mũ bảo hiểm lật cằm thường có thiết kế ổn định và bảo vệ toàn diện cho phần đầu, bao gồm cả mặt và cằm. Khi phần cằm được đẩy về phía sau, chúng cung cấp tầm nhìn rộng hơn và cảm giác thoải mái hơn cho người đội, đặc biệt là trong các hoạt động như điều khiển xe, đỗ xe, hoặc giao tiếp với người khác. 

Mũ bảo hiểm lật hàm đẹp

Mũ bảo hiểm lật cằm thường được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và linh hoạt của chúng. Tuy nhiên, chúng thường có trọng lượng khá lớn do đó cần cân nhắc khi mua.

🔵Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp Địa Hình

Chúng ta thường có suy nghĩ xe đạp thì cần gì phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hiện nay xe đạp có thể cung cấp vận tốc 40 km/h – 70km/h hoặc những nơi có địa hình hiểm chở thì một chiếc mũ bảo hiểm là vô cùng cần thiết. Đối với những người chơi xe đạp địa hình, mũ bảo hiểm cần phải có thiết kế chống sốc, bảo vệ đầy đủ phần trán và thái dương. Ngoài ra, chúng thường có độ thông thoáng cao để người đội không cảm thấy nóng bức khi trải qua những đường địa hình khó khăn. Thông thường chúng là những chiếc mũ bảo hiểm ½ để người dùng thoải mái khi di chuyển. Các loại mũ bảo hiểm xe đạp thường nhẹ và có thiết kế thông thoáng, giúp người đội cảm thấy thoải mái trong suốt hành trình. Chúng có khả năng bảo vệ đầu khỏi các chấn thương trong trường hợp va chạm.

Qua bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn biết mũ bảo hiểm có bao nhiêu loại? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại để từ đó có thêm kiến thức chọn mũ bảo hiểm phù hợp với mục đích của mình. Nếu bạn còn thắc mắc nào hãy để lại bình luận ở phía dưới hoặc gọi đến Hotline 0987254899

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987254899