Tiêu chuẩn ECE là gì? Mũ bảo hiểm chuẩn ECE cần qua bài kiểm tra như thế nào?
Khi lựa chọn các dòng mũ bảo hiểm thấy có ghi đạt tiêu chuẩn ECE 22.05 hoặc ECE 22.06 là gì? Một chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn ECE 22.05 thì phải trải qua các bài kiểm tra ra sao và tiêu chuẩn này có gì khác biệt so với các tiêu chuẩn khác như DOT, Snell hay là K.O hãy cùng HJC Helmets tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
🔴 Tiêu chuẩn ECE là gì?
Tiêu chuẩn ECE (Economic Commission for Europe) về mũ bảo hiểm được áp dụng cho các mũ bảo hiểm xe máy và xe đạp ở một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi và đảm bảo rằng mũ bảo hiểm đáp ứng các yêu cầu an toàn cơ bản, với phiên bản đầu tiên được đặt tên là ECE 22, và bộ tiêu chuẩn hiện tại đang ở phiên bản cập nhật lần thứ sáu (ECE 22.06).
🔴 Các bài kiểm tra của tiêu chuẩn ECE.
Đối với các mũ bảo hiểm chất lượng cao dành cho những tham gia giao thông bằng xe máy các yêu cầu và điều kiện bao gồm các yêu cầu về độ bền, độ đàn hồi, chống trầy xước, và khả năng chịu lực trước các tác động của nạn nhân trong trường hợp tai nạn.
Để đạt chuẩn ECE, hãng sản xuất phải gửi một lô 50 mũ bảo hiểm đến cơ quan kiểm nghiệm. Qua các cuộc kiểm định gắt gao để đảm bảo đủ điều kiện an toàn cho người lái trước các va chạm. Những bài kiểm tra của Châu Âu phải đảm bảo được yêu cầu sau:
- Kiểm tra trường quan sát: Mũ bảo hiểm đạt tầm nhìn ngoại vi qua vòng cung (tầm nhìn phía trước) rộng tối thiểu là 105° (từ điểm nhìn trung tâm).
- Kiểm tra va đập: Thử nghiệm khả năng hấp thụ lực tác động được thực hiện bằng cách thả mũ từ độ cao nhất định va chạm vào đe thép và sử dụng thiết bị đo lường lực truyền vào trong mũ là bao nhiêu. Để đạt chuẩn ECE yêu cầu lực đo được không quá 275 G, tức là đảm bảo đầu bạn khi đội mũ vẫn ở trạng thái bình thường sau va chạm.
- Kiểm tra cách nhiệt và thông gió: Mũ bảo hiểm phải có khả năng cung cấp sự thoải mái nhiệt độ và thông gió đảm bảo không gây khó chịu, bí bách cho người sử dụng.
- Kiểm tra độ bền: Được kiểm tra bằng cách gắn một khối lượng ~10kg vào quai (dây nối ko quá 35mm), sau đó thả từ độ cao 75m. Điểm nối được thay đổi và test lại nhiều lần.
- Kiểm tra dây khoá có bị tuột: Hệ thống khóa của dây đeo cằm cũng được thử nghiệm về độ trượt khi chịu tải và bản thân chất liệu dây đeo cũng được thử nghiệm về khả năng chống mài mòn và tải trọng hỏng hóc do lực căng (không được nhỏ hơn 3kN hoặc 674,4 lb). Ngoài ra còn có các bài kiểm tra về khả năng dễ tháo mũ và độ bền của hệ thống tháo mũ khẩn cấp – Emergency System.
Hay có thể hiểu đơn giản mũ đạt tiêu chuẩn ECE thì phải có những yếu tố sau:
- Độ bền cơ học: Mũ bảo hiểm phải được thiết kế để chịu được tác động và va chạm, đảm bảo bảo vệ đầu và khuôn mặt của người sử dụng trong các tình huống tai nạn.
- Hệ thống đai: Mũ bảo hiểm phải có hệ thống đai cố định và an toàn để đảm bảo mũ vừa vặn và không bị tuột ra trong quá trình đi xe.
- Trường quan sát: Mũ bảo hiểm phải có trường quan sát rộng và đủ sáng để người sử dụng có thể nhìn rõ và phản ứng kịp thời trong quá trình lái xe.
Các mũ bảo hiểm được đạt chứng chỉ ECE thường có dán nhãn ECE 22.06 và có logo ECE được in trên mũ.
- Khả năng chống va đập: Mũ bảo hiểm phải có khả năng chống va đập và giảm thiểu sự tổn thương đối với đầu và não trong trường hợp tai nạn.
- Chất liệu: Mũ bảo hiểm phải được làm từ chất liệu chống va đập và chống xuyên tia, như sợi thuỷ tinh, polycarbonate hoặc sợi carbon
Trên thế giới có rất loại chứng chỉ khác nhau, tuy nhiên chứng chỉ ECE 22.05 là tiêu chuẩn an toàn về mũ bảo hiểm được chấp nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Trong các giải đua lớn như MotoGP ECE 22.05 và ECE 22.06 cũng được ưu ái lựa chọn để đảm bảo sự an toàn cho các tay đua. Trên đây là những thông tin hữu ích mà HJC Helmets đã đưa ra hy vọng đã giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về mũ bảo hiểm cũng như về tiêu chuẩn ECE.
Xem thêm: